LỊCH SỬ SINH TRẮC VÂN TAY
Nghiên cứu về ngành Sinh trắc học vân tay đã
có tuổi đời hơn 200 năm. Kết quả của nghiên cứu này đã được áp dụng trong các
ngành nhân học, di truyền học, y học và thống kê giúp giải mã khả năng tiềm ẩn
của con người.
Năm 1832, John E.Purkinje tìm thấy các mô hình và hình
dạng của ngón tay.
Năm 1880, Henry Faulds và W. J Herschel, trong một công
trình công bố tên là “Nature”, đã đề xuất sử dụng vân tay như là phương thức
độc đáo để xác định bản chất con người.
Tiến sĩ Henry Faulds đưa ra
lý luận số lượng vân tay TRC (Total Ridge Count) có thể dự đoán tương đối chính
xác mức độ phụ thuộc của chúng vào gen di truyền của con người được thừa kế,
trong đó có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của con người.
Năm 1892, ông Francis Galton phát hiện ra vai trò của
vân tay trong lĩnh vực di truyền và sự khác biệt vân tay ở những chủng tộc khác
nhau. Ông đã chia vân tay làm 3 nhóm lớn : Whorl, Ulnar, Arch.
Năm 1902, Harris Hawthorne Wilder đã thiết lâp hệ thống
cơ bản của môn hình thái học, di truyền học và nghiên cứu trên chủng loại lòng
bàn tay và vân tay.
Năm 1926, Tiến sĩ Harold Cummins đề xuất “Dermatoglyphics”
(Sinh trắc học vân tay) như là một
thuật ngữ cho chuyên ngành nghiên cứu dấu vân
tay tại Hiệp hội hình thái học của Mỹ. Từ đó, Dermatoglyphics chính thức trở
thành một ngành nghiên cứu riêng biệt.
Ông đưa ra lý luận cường độ vân tay PI, giá
trị RC, số lượng tam giác điểm, vị trí và hình dạng vân tay ở những ngón khác
nhau có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của con người.Ông nghiên cứu ra
rằng,dấu vân tay được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc não
bộ. Dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đoạn từ 13-19 tuần tuổi. Vào
giai đoạn trước đó,thai nhi không có dấu vân tay đồng thời não bộ cũng chỉ
trong giai đoạn hình thành.
Kết luận của ngành nghiên cứu Sinh
trắc học vân tay (Dermatoglyphics) theo lý luận của Tiến sĩ Harold
Cummins là mỗi người trong chúng ta đều có não bộ riêng dẫn đến cách
suy nghĩ và hành động khác nhau. Nhưng để tìm hiểu tại sao mỗi người trong
chúng ta đều có cách biểu hiện hành vi khác nhau thì chỉ có một con đường duy
nhất là nghiên cứu họ thông qua dấu ấn rất riêng được thể hiện bằng các đường vân
trên các ngón tay.
Năm 1930, Hiệp hội nghiên cứu hình thái sinh lý học (viết
tắt là SSPP: Society for the Study of Physiological Patterns) bắt đầu công
trình nghiên cứu 5 chủng loại vân tay và những nét đắc trưng độc đáo của
nó.
Năm 1958, Noel Jaquin đã nghiên cứu và phát hiện ra mỗi vân tay sẽ tương
ứng với một chủng loại tính cách.
Charlotte Woff – nhà nghiên cứu vân tay, chủ yếu sử
dụng các phương pháp thống kê, biểu đồ và một ít các công cụ máy móc để giải
thích mối liên hệ giữa vân tay và ý thức. Kết quả cho thấy sự tương quan trực
tiếp từ dấu vân tay lên nhận thức và tư duy của con người. Đồng thời bà cũng
cho biết ngón cái và ngón trỏ có thể cho biết năng lực tự ý thức và ý chí của
mỗi người.
Năm 1967, Beryl B.Hutchinson, phát hiện ra dấu vân tay có thể chứng minh
đặc trưng tính cách bẩm sinh của con người.
Năm 1981, Giáo sư Roger W.Sperry và đồng sự đã được
vinh danh giải thưởng Nobel về Y sinh học cho nghiên cứu của họ về các chức
năng của não trái và não phải cũng như lý thuyết toàn não. Từ đây những nghiên
cứu về não bộ không ngừng phát triển. Những kết quả này đã được nhiều nhà khoa
học sử dụng triệt để và áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Năm 1985, Tiến sĩ Chen Ti Mou- Đại học Havard nghiên cứu
Sinh trắc học vân tay dựa trên Thuyết Đa Thông Minh của Tiến
sĩ Howard Gardner. Đây là lần đầu tiên áp dụng Sinh trắc học vân
tay trong lĩnh vực giáo dục và chức năng của não liên quan đến dấu vân
tay.
Năm 2004, IBMBS- Hiệp hội Quốc Tế về Sinh trắc học Y
Khoa và hành vi ứng xử đã xuất bản hơn 7000 báo cáo và luận án
về Sinh trắc học vân tay. Ngày nay, Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc và Đài
Loan đã áp dụng Sinh trắc học vân tay trong lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục và gia tăng hiệu quả học tập bằng việc ứng dụng nhiều
phương pháp học khác nhau.
Tham khảo từ nguồn khác
LỊCH SỬ SINH TRẮC VÂN TAY
Reviewed by Nguyen Ngoc Lệ Hằng
on
tháng 12 21, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào